Năm 2016, Liên hợp quốc đã đưa ra 17 mục tiêu phát triển bền vững trong chương trình nghị sự 2016-2030. Một trong những mục tiêu quan trọng đó là đảm bảo giáo dục công bằng và chất lượng toàn diện, thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

UNESCO cho rằng Tài nguyên giáo dục mở cung cấp cơ hội mang tính chiến lược cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện để đối thoại chính sách, chia sẻ tri thức và xây dựng năng lực cho mỗi cá nhân. Đồng thời  tin tưởng rằng tiếp cận phổ cập giáo dục chất lượng cao là chìa khóa để xây dựng hòa bình, phát triển kinh tế – xã hội bền vững và đối thoại liên văn hóa.

Và cũng chính từ những nhận thức đó, UNESCO đã xác định: Phát triển tài nguyên Giáo dục Mở (OER) là một trong những phương thức hiệu quả giúp đạt mục tiêu thứ tư về phát triển bền vững: “bảo đảm cho tất cả mọi người quyền được tiếp cận bình đẳng với một nền giáo dục chất lượng đồng thời tạo dựng thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời”

Là một người đã có nhiều nghiên cứu và tâm huyết trong việc thúc đẩy việc hình thành và mở rộng việc sử dụng tài nguyên giáo dục mở  ở Việt Nam, Tiến sĩ Đỗ Hữu Hùng đã nghiên cứu và biên soạn cuốn sách Tài nguyên giáo dục mở: hợp tác phát triển và chia sẻ tài nguyên thông tin.

Đây là một cuốn sách chuyên khảo có giá trị khoa học. Tác giả đã luận bàn và gọi mở về triển vọng và xu hướng phát triển của Tài nguyên Giáo dục Mở thông qua hợp tác trong phát triển và chia sẻ tài nguyên Giáo dục Mở. với hơn 200 trang, cuốn sách được chia thành 7 chương. Nội dung cụ thể như sau:

Chương 1: Tính mở – khoa học mở – truy cập mở

Chương 2: Giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở

Chương 3: Giấy phép mở

Chương 4: Đánh giá tài nguyên giáo dục mở

Chương 5: Hợp tác đa phương trong phát triển

Chương 6: Điều kiện phát triển tài nguyên giáo dục mở

Chương 7: Chia sẻ thông tin trong kỷ nguyên số và truy cập mở

Kính thưa các bạn,

Hiện nay, tài nguyên Giáo dục Mở đang được xem là một nguồn tài nguyên thông tin khoa học hỗ trợ cho việc phổ cập giáo dục. Tài nguyên Giáo dục Mở tạo ra sự bình đẳng cho mọi người việc tiếp cận nguồn học liệu giáo dục chất lượng cao và miễn phí với giấy phép mở. Bất kỳ ai ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng có thể chia sẻ, sử dụng và tái sử dụng tri thức. Tài nguyên Giáo dục Mở  tạo cơ hội để các nước đang phát triển tiếp cận đến nguồn tài liệu khoa học chất lượng cao.

Các khía cạnh để lựa chọn và đánh giá Tài nguyên Giáo dục Mở đã được tác giả phân tích bao gồm:
• Độ chính xác/chất lượng nội dung
• Tính liên quan
• Chất lượng sản xuất
• Khả năng tiếp cận
• Khả năng tương tác
• Các vấn đề liên quan đến văn hóa và xã hội

• Giấy phép
• Dễ dàng tiếp nhận

Từ việc dày công nghiên cứu thực trạng, tác giả cuốn sách cũng đề xuất vai trò của các bên liên quan trong việc xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở  và coi đó là một phương thức hữu hiệu để các thư viện đại học hợp tác chia sẻ các nguồn lực thông tin phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Nhiều kết quả nghiên cứu về tài nguyên giáo dục mở việc sử dụng nó đã được tác giả trình bày trong cuốn sách giúp cho người đọc có được những cứ liệu hết sức thuyết phục. Cuốn sách “Tài nguyên giáo dục mở: hợp tác phát triển và chia sẻ tài nguyên thông tin” thực sự là một tài liệu tham khảo quý báu đối với những ai muốn tìm hiểu về tài nguyên giáo dục mở  và có mong muốn cùng thức đẩy việc sử dụng và phát triển tài nguyên giáo dục mở ở Việt Nam.

Cùng bạn đọc sách trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng quý vị và các bạn.

Tuệ Lâm

Các bạn có thể tải bản pdf cuốn sách tại đây

Bài này được xem 160 lần