Nguyễn Phương Linh – Lớp 6A Trường THCS Xã Đàn                                                                               

Câu 1: Trình bày quan niệm của em về vai trò của việc tự học và học tập suốt đời đối với phát triển cá nhân và xã hội:

Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc lượng kiến thức ngày càng gia tăng. Để đáp ứng được nhu cầu học vấn của thời đại, mỗi người cần phải tìm cho mình phương pháp học tập phù hợp. Trong đó quan trọng hơn hết là phương pháp tự học. Vậy tự học là gì?

Tự học là tự giác, chủ động trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri thức. Tự học không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế. Tự học đóng một vai trò rất quan trọng trên con đường học vấn của mỗi người.

Người biết tự học luôn tư mày mò, tìm kiếm, nghiên cứu một cách tích cực và không cấn ai nhắc nhở ở bất cứ hoàn cảnh nào. Nhờ đó những con người ấy luôn biết nhìn xa trông rộng, không bị tụt hậu, luôn nhạy bén trong thực tế do biết áp dụng kiến thức đã học. Kiến thức là vô cùng trong khi trí nhớ của con người là hữu hạn, nếu chỉ biết học tủ học vẹt thì ta sẽ không thể biền những kiến thức ấy thành của mình để vận dụng vào thực tế mà sẽ mau chóng quên đi. Tự học sẽ giúp ta khắc phục phục được nhược điểm này đồng thời giúp ta rèn luyện thói quen tích cực, chủ động hơn trong hoàn cảnh khó khăn. Hơn hết, khi tự học ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của tri thức từ đó trở nên say mê khám phá, học hỏi nhiều điều mới lạ hơn nữa. Tự học chính là cuộc hành trình của bản thân để chiếm lĩnh kiến thức, và những bước đi đầu tiên sẽ luôn có nhiều chông gai, thử thách nhưng chính những lúc bế tắc ấy lai là động lực thúc đẩy chúng ta tích cực tư duy để tìm ra hướng đi. Cái cảm giác lúc tự mình ngộ ra được những điều mới lạ thật không còn gì vui hơn và bài học đó sẽ mãi theo ta. Tự học giúp ta nắm vững căn bản, đào sâu và mở rộng kiến thức chứ không phải nhận thức một cách máy móc. Có tự học ta mới hệ thống lại được những kiến thức đã học và kịp thời nhận ra thiếu sót của bản thân để kịp thời bồi đắp, từ đó ta có bước đầu tự tin trên con đường học vấn. Trong lịch sử ta thấy có rất nhiều tấm gương thành tài nhờ nỗ lực tự học của bản thân như trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền và tiêu biểu chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Hằng đêm, sau 12 giờ lao động nặng nhọc Người lại tự học tiếng Pháp bằng cách học thuộc long mỗi ngày mười từ, và cứ thế Người đã thông thạo không chỉ tiếng Pháp mà còn nhiều ngoại ngữ khác như tiếng Trung Quốc, tiếng Anh. Người cũng đã từng nói “Trong cách học. phải lấy tự học làm nòng cốt”.

Trong thực tế ta có thể thấy vẫn còn rất nhiều người học tủ, học vẹt một cách ép buộc để đối phó với kiểm tra thi cử. Cách học này chỉ đem lại hiệu quả tức thời nhưng không mấy ai nghĩ đến hậu quả lâu dài của nó. Những cách học ấy làm cho ta không hiểu hết bản chất của vấn đề dẫn đến việc mau chóng lãng quên mà lại còn lãng phí thời gian và công sức. Những con người này nếu không biết vươn lên tự học thì sẽ mãi bị bỏ lại phía sau mà thôi.

Vậy để việc tự học có hiệu quả, ta cần phải nắm vững kiến thức căn bản của thầy cô truyền thụ thật tốt, biết liên kết chúng thành một khối kiến thức đầy đủ và vững chắc từ đó mới có thể áp dụng vào trong bài tập. Ta cũng cần phải soạn trước bài học ở nhà để nắm bắt được nội dung chính và dễ dàng theo kịp bài giảng của thầy cô trên lớp. Ta còn có thể học nhóm cùng bạn bè trong lớp sau giờ học để ôn lại bài giảng trên lớ hay cùng nhau giải quyết những bài tập khó khó. Nhưng quan trọng hơn hết mỗi người cần phải có tinh thần tự giác học tập mọi lúc, mọi nơi.

Như vậy việc học sẽ không bị nhàm chán, không bị lệ thuộc gò bó từ đó khiến kiến thức sâu rộng hơn, in đậm trong trí nhớ. Tự học luôn là phương pháp học học tập hiệu quả, ít tốn kém và phù hợp cho mọi đối tượng. Vậy, là thế hệ tương lai của đất nước, mỗi học sinh chúng ta hãy ra sức tự học nhiều hơn nữa để trau dồi kiến thức cho bản thân hành một hành trang vào đời vững chắc mai sau đi xây dựng đất nước.

Một số kinh nghiệm của bản thân về tự học

Trước tiên, bắt đầu tự học bằng cách loại bỏ sự thụ động

Nếu như xác định mục đích học là để thu nạp kiến thức, hỗ trợ công việc mà mình mong muốn trong tương lai, hay bạn yêu một ngành nghề nên mục đích học bạn đặt ra là để hiểu được những vấn đề liên quan đến ngành nghề đó thì sẽ tạo cho bạn có tâm lý học thoải mái, luôn sẵn sàng để nhận thêm kiến thức.

Hai là, xây dựng phương pháp tự học

Phương pháp tự học của mỗi người là khác nhau, nó phụ thuộc vào điều kiện sống, lượng thời gian dành cho việc học, khả năng vốn có và nhiều điều khác nữa. Một khi bạn đã gạt bỏ đi sự thụ động thì lúc này bạn sẽ tự động xây dựng được một phương pháp tự học hiệu quả, phù hợp với bản thân.

Cuối cùng, hiệu quả của tự học nằm ở sự nỗ lực và kiên trì

Tự học tức là học với chính mình, tự tìm ra cách học của mình mà không có sự quản lý, kiểm tra của ai cả. Người duy nhất biết được bạn học như thế nào là chính bạn. Vậy nên sự nỗ lực và triên trì là yếu tố quyết định rất lớn, bởi nếu khi nào chán nản, lười nhác người quyết định học tiếp hay không là chính bạn. Kiên trì sẽ giúp bạn bám sát được các kế hoạch đề ra, đảm bảo được tiến độ, chất lượng học. Nếu không có nó, mọi phương pháp học sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

Câu 2: Cảm nhận của em về Kênh Cùng bạn đọc sách? Chia sẻ một kỷ niệm về Kênh Cùng bạn đọc sách đã giúp cho em hoặc người khác học tập, nghiên cứu và giải trí.

  • Ai cũng biết sách chứa đựng rất nhiều kiến ​​thức trong cuộc sống, giúp chúng ta suy nghĩ sâu sắc hơn, trưởng thành hơn và tích lũy vốn từ vựng phong phú. Vậy tại sao chúng ta không thể duy trì thói quen đọc sách hàng ngày hoặc bất cứ khi nào có thể như một cách tận hưởng cuộc sống, nó giống như một trải nghiệm phong phú đủ mọi cung bậc trên từng trang sách.
  • Theo tin tức giáo dục, đọc sách là phương pháp tự học hiệu quả và thiết thực nhất mà ai cũng có thể làm được. Rèn luyện thói quen đọc sách sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn; là một thói quen tốt giúp não bộ của chúng ta luôn khỏe mạnh và linh hoạt.
  • Ý nghĩa của việc đọc sách mang lại sự thư thái và sảng khoái, là một nguồn thưởng thức tuyệt vời, mọi nguồn cảm hứng, chỉ cho chúng ta mọi con đường đi cùng với kiến ​​thức tuyệt vời, nó giúp chúng ta trở nên tốt hơn. thành một người thành công trong cuộc sống này.
  • Khi đọc một cuốn sách, người ta không chỉ cảm thấy mình không còn cô đơn mà còn cảm thấy vô cùng bình tĩnh. Nó có thể cho chúng ta những suy nghĩ cao cả, những ý tưởng làm việc trong nhiều lĩnh vực và những hiểu biết sâu sắc. Những cuốn sách thú vị và bổ ích giống như những người bạn tốt, đặc biệt là đối với những ai yêu thích đọc chúng.
  • Hoàn thiện nhân cách: Cuốn sách sẽ giúp bạn nhận ra giá trị của những quy tắc ứng xử trong cuộc sống, những chuẩn mực đạo đức làm người, có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống, biết yêu thương và thấu hiểu người khác, biết chia sẻ khó khăn với người khác, biết lên án cái xấu. những thói quen, hành vi trái đạo đức, hình thành lối suy nghĩ tích cực hơn, luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp, lợi ích của bản thân trong quan hệ. quan hệ với lợi ích của những người xung quanh.
  • Trau dồi kiến ​​thức: Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại được truyền lại qua hàng nghìn năm. Đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu văn hóa thế giới, làm giàu vốn hiểu biết của bản thân. Chúng ta cũng nên đọc sách về các lĩnh vực khác trong cuộc sống để hiểu những gì đang diễn ra xung quanh, hoàn thiện bản thân, phát triển tâm hồn hướng tới những giá trị tốt đẹp.
  • Kích thích trí não: Đọc sách kích thích dây thần kinh não bộ, giảm chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer, giúp não luôn hoạt động và tham gia ngăn ngừa mất năng lượng, lão hóa. Khi đọc, suy nghĩ, trí nhớ tăng khả năng hoạt động của các tế bào thần kinh. Làm nhiều lần như vậy chúng ta sẽ thông minh hơn.
  • Nâng cao khả năng tập trung: Trong thời buổi công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, học tập và làm việc trên máy tính là lựa chọn hàng đầu của giới trẻ. Tuy nhiên, khi bạn đọc một cuốn sách, ít nhất bạn sẽ không có phương tiện để lan man về những vấn đề khác, tất cả sự tập trung sẽ dồn vào câu chuyện, vào những chi tiết nhỏ gây tò mò cho bạn. Thói quen này sẽ hình thành khả năng tập trung cao độ trong học tập và làm việc. Hãy dành 15 – 20 phút trước giờ làm việc để đọc vài trang sách và bạn sẽ thấy hiệu quả tuyệt vời mà nó mang lại.
  • Củng cố vốn từ vựng và phong cách viết: Khi bạn đọc nhiều sách hơn, từ vựng và phong cách viết sẽ dần đi vào kiến ​​thức của bạn. Từ đó, bạn sẽ có thể nói trôi chảy và diễn đạt ý rõ ràng, mạch lạc. Đọc càng nhiều sách, bạn sẽ càng học được cách tác giả viết câu, diễn giải, chuyển ý một cách khéo léo và đặt vấn đề một cách logic. Một quá trình đọc lâu dài với sự tập trung và chú ý sẽ giúp bạn xây dựng các kỹ năng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, bạn sẽ tự tin giao tiếp với những kiến ​​thức tuyệt vời mà bạn đã tích lũy được qua sách vở.
  • Tăng khả năng tư duy, phân tích, sáng tạo: Đọc sách cũng giống như việc bạn khám phá những kiến ​​thức mới, thú vị, đồng thời rèn luyện khả năng nhìn nhận vấn đề logic và toàn diện. Bạn phải cùng tác giả suy nghĩ, tưởng tượng, liên tưởng đến những gì đang diễn ra, đặt mình vào hoàn cảnh của câu chuyện để học hỏi và trải nghiệm. Không chỉ vậy, đọc sách còn giúp bạn học cách phân tích vấn đề của tác giả và áp dụng vào cuộc sống của mình. Khi bạn có một nền tảng tốt về tư duy, về cách nhìn phân tích vấn đề, bạn sẽ có những sáng tạo bất ngờ và thú vị trong những tình huống khó khăn.
  • Giúp giảm stress: Ngoài ra, sách còn có thể giúp bạn giải trí, giảm stress, tự tin hơn, hòa đồng hơn …

Câu 3: Để góp phần truyền cảm hứng và nêu cao trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trong việc tự học và học tập suốt đời góp phần xây dựng xã hội học tập và hỗ trợ cho người khuyết tật nói, em xin chia sẻ về một tấm gương điển hình đã thành công nhờ ham học và học tập suốt đời.

Ở trường em, mọi người đều biết đến Lâm – một cậu học trò giỏi, đạt nhiều thành tích xuất sắc. Thế nhưng, mọi người ngưỡng mộ cậu ấy không chỉ vì như thế, mà còn vì cậu ấy đã vượt lên những khó khăn, định kiến để đạt được điều mà ai cũng hằng ao ước.

Lâm là con trai của một gia đình nghèo và mồ côi cha. Một mình mẹ Lâm tần tảo làm ruộng để nuôi nấng con trai ăn học. Còn bản thân Lâm, khi sinh ra bị dị tật bẩm sinh, khiến ba ngón tay ở bàn tay phải bị dính chặt vào nhau. Điều đấy khiến cho Lâm không thể viết bài bằng tay phải và gặp nhiều khó khăn khi làm việc. Từ lúc Lâm còn bé, nhiều người nói với mẹ Lâm rằng, hãy cho cậu ấy vào học trường dành cho người khuyết tật. Nhưng chính Lâm đã xin mẹ cho mình được đi học ở ngôi trường bình thường như các bạn. Và thời gian đã chứng minh tất cả. Lâm tập viết và làm việc bằng bàn tay trái. Người khác tập viết một giờ thì cậu ấy tập viết hai giờ. Người khác học bài đến 9 giờ tối thì cậu ấy học đến 11 giờ. Vì vậy, suốt bao năm đi học, không ai bất ngờ khi Lâm luôn là học sinh giỏi của lớp. Thâm chí, năm lớp 5 Lâm còn đại diện trường đi thi viết chữ đẹp cấp thành phố và đem về giải nhỉ danh giá.

Tình huống khó khăn, cùng thành tích học tập tốt, thái độ chăm chỉ, kiên trì nên Lâm là học trò cưng của các thầy cô, luôn được ưu tiên trong mọi hoạt động. Thế nhưng không vì thế mà Lâm tự kiêu. Cậu ấy vẫn luôn tham gia mọi hoạt động của lớp như mọi người và hòa đồng, thân thiện với các bạn. Khi đến lượt tổ của mình trực nhật, Lâm vẫn đến sớm để giúp các bạn lau bảng, xếp bàn giáo viên chứ không nghỉ như cô giáo dặn. Điều đó khiến ai cũng nể phục Lâm. Cậu ấy đã trở thành một tấm gương sáng cho mọi người ngưỡng mộ và noi theo. Trong đó có chính em. Em luôn tự hào và vui sướng khi được làm bạn với Lâm – một học sinh tuyệt vời. Chính cậu ấy là nguồn động lực thôi thúc em cố gắng hơn mỗi ngày

Bài này được xem 657 lần